Hậu duệ Tư_Mã_Nhương_Thư

Có thuyết cho rằng, sau khi Tư Mã Thương Như qua đời, các con cháu của ông vì sợ bị thanh trừng nên đã rời khỏi nước Tề và đi di tán khắp Trung Nguyên. Phần đông trong số đó chạy đến Tần, vì đây là nước cách xa Tề nhất và là quốc gia hùng mạnh hàng đầu thời bấy giờ. Họ tập trung lại ở vùng Hạ Dương[2], có nhiều đời làm tướng ở đất Tần. Các hậu duệ đời sau đều noi theo tấm gương oanh liệt của tổ tiên mà trở thành những nhân vật lẫy lừng trong lịch sử Trung Hoa:

Tư Mã Thác (司馬錯), tướng lĩnh nước Tần  thời kỳ Chiến Quốc.

Tư Mã Cận (司馬靳), tướng lĩnh nước Tần cuối thời kỳ Chiến Quốc, phó tướng của Vũ An quân Bạch Khởi và là cháu nội của Tư Mã Thác.

Tư Mã Hân (司馬欣), danh tướng thời Tần mạtTây Sở.

Tư Mã Thương Như (司馬相如; 179 TCN - 117 TCN), thi nhân văn sĩ rất đa tài, văn hay, đàn giỏi đời Tây Hán.

Tư Mã Thiên (司馬遷; 145 TCN – 86 TCN), nhà sử học nổi tiếng thời Tây Hán, tác giả của bộ Sử ký- bộ chính sử đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Tư Mã Ý (司馬懿; 179 – 7 tháng 9, 251), tự Trọng Đạt (仲達), là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất phục vụ nước Tào Ngụy thời kỳ Tam Quốc.

Các vua nhà Tấn, bắt đầu từ Tư Mã Viêm(司馬炎), là con trai của Tư Mã Chiêu và là cháu nội của Tư Mã Ý.

Tư Mã Quang (司馬光; 10191086), tự Quân Thật 君實, hiệu Vu Tẩu 迂叟, thừa tướng nhà Tống.